Phân luồng tờ khai hải quan là một chủ đề được rất nhiều doanh nghiệp và người kinh doanh buôn bán hàng hoá xuất nhập khẩu quan tâm. Nhiều người vẫn chưa rõ lý do tại sao hàng hóa của mình khi nhập về lại được bị phân vào luồng đỏ, cũng như liệu cách khai báo hải quan và giải quyết có thay đổi gì khi rơi vào tình trạng này. Để giúp bạn và các bạn đọc hiểu rõ hơn, hãy cùng Công ty TNHH Kết Nối Thương Mại VNG tìm hiểu chi tiết qua bài phân tích dưới đây nhé!
Phân luồng trong hải quan có vai trò quan trọng
1. Luồng đỏ hải quan là gì?
Phân loại hàng hóa theo luồng là một phương pháp hiệu quả được cơ quan Hải quan áp dụng nhằm kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quy trình này chia thành 3 luồng chính: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ, mỗi luồng phản ánh một mức độ rủi ro nhất định trong việc kiểm tra và đánh giá hàng hóa.
Luồng đỏ hải quản thường áp dụng cho các doanh nghiệp mới hoạt động, doanh nghiệp có lịch sử khai báo hải quan chưa tốt hoặc hàng hóa thuộc nhóm có nguy cơ và rủi ro cao. Khi hàng hóa vào luồng đỏ, cơ quan Hải quan phải kiểm tra chi tiết cả hồ sơ và thực tế hàng hóa. Theo Thông tư 112, có 3 mức độ kiểm tra thực tế như sau:
Kiểm tra 5% lô hàng:
- Mục đích là đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật Hải quan của chủ hàng. Nếu không phát hiện sai phạm, quá trình kiểm tra sẽ kết thúc. Ngược lại, nếu phát hiện vi phạm, việc kiểm tra sẽ tiếp tục cho đến khi xác định rõ mức độ sai phạm.
Kiểm tra 10% lô hàng:
- Áp dụng cho hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế. Nếu phát hiện sai phạm, việc kiểm tra sẽ tiếp tục. Nếu không có vi phạm, quá trình kiểm tra sẽ dừng lại.
Kiểm tra toàn bộ lô hàng:
- Áp dụng đối với lô hàng của các chủ hàng đã nhiều lần vi phạm quy định Hải quan.
Hệ thống phân luồng này giúp cơ quan Hải quan quản lý hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Cán bộ hải quan kiểm tra hàng hoá và phân luồng hải quan
2. Tại sao phải phân luồng đỏ hải quan?
Phân luồng đỏ trong quy trình khai báo Hải quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý hàng hóa.
Đây là phương pháp kiểm tra chi tiết cả về hồ sơ lẫn hàng hóa thực tế, nhằm đảm bảo thông tin do chủ hàng cung cấp tuân thủ đúng quy định Hải quan, đồng thời giảm thiểu nguy cơ vi phạm. Lô hàng được phân vào luồng đỏ thường xuất phát từ các nguyên nhân như: doanh nghiệp mới hoạt động, doanh nghiệp có lịch sử vi phạm quy định khai báo hải quan, hoặc hàng hóa thuộc danh mục có rủi ro cao.
Việc áp dụng phân luồng đỏ không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của Nhà nước mà còn đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của kinh doanh quốc tế, góp phần thúc đẩy giao thương giữa các quốc gia.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho hàng hóa bị phân vào luồng đỏ Hải Quan
3. Nguyên nhân hàng hóa bị phân vào luồng đỏ Hải Quan
Hải quan Việt Nam áp dụng 3 hình thức phân luồng hàng hóa như sau:
- Luồng xanh: Hàng hóa được miễn kiểm tra chi tiết cả về hồ sơ lẫn tình trạng thực tế.
- Luồng vàng: Chỉ kiểm tra chi tiết hồ sơ, không kiểm tra tình trạng thực tế của hàng hóa.
- Luồng đỏ: Bắt buộc kiểm tra chi tiết cả hồ sơ và tình trạng thực tế của toàn bộ lô hàng.
Thực tế, không doanh nghiệp hay nhân viên khai báo hải quan nào mong muốn hàng hóa bị phân vào luồng đỏ, nhưng tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc này?
Lỗi khai báo hải quan
Lỗi trong quá trình khai báo hải quan có thể bắt nguồn từ:
- Nhân viên khai báo nhập sai thông tin trên tờ khai so với chứng từ và hóa đơn gốc.
- Doanh nghiệp thường xuyên sửa đổi, bổ sung hoặc hủy tờ khai hải quan trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nhân viên khai báo không tuân thủ đầy đủ các quy định của cơ quan Hải quan hoặc không nộp đủ chứng từ theo đúng thời hạn được yêu cầu.
Hành vi vi phạm của doanh nghiệp
Ngoài lỗi từ nhân viên khai báo, doanh nghiệp cũng có thể khiến tờ khai hải quan bị phân vào luồng đỏ nếu vi phạm các hành vi sau:
- Doanh nghiệp đang nợ thuế hoặc bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, ấn định thuế.
- Có hành vi trốn thuế hoặc gian lận trong quá trình khai báo.
- Tham gia buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
- Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra với hàng chưa được kiểm tra.
- Làm giả hoặc tự ý phá dỡ niêm phong của cơ quan Hải quan mà chưa được phép.
- Không hợp tác hoặc không tuân thủ các yêu cầu từ cơ quan Hải quan trong quá trình giải quyết vấn đề.
Những lỗi và vi phạm này đều làm tăng nguy cơ tờ khai bị phân vào luồng đỏ, gây ảnh hưởng đến quy trình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
4. Một số loại kiểm hóa luồng đỏ hải quan thường gặp
Hiện nay, có hai hình thức kiểm hóa luồng đỏ thường được áp dụng: kiểm hóa thủ công và kiểm hóa bằng máy soi. Cụ thể:
Kiểm hóa thủ công
Trong hình thức này, cơ quan Hải quan yêu cầu doanh nghiệp đưa container chứa hàng hóa đến bãi kiểm tra được chỉ định. Nhân viên Hải quan sẽ trực tiếp đến kiểm tra bằng cách cắt niêm phong và kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Mức độ kiểm tra sẽ tùy thuộc vào loại hàng hóa và mức độ rủi ro, có thể kiểm tra 5%, 10%, hoặc toàn bộ với các lô hàng nhạy cảm.
Kiểm hóa bằng máy soi
Hình thức này sử dụng phần mềm và công nghệ máy soi hiện đại. Doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục cần thiết và đưa hàng hóa đến trạm máy soi.
- Ưu điểm của phương pháp này là container không cần cắt niêm phong. Cơ quan Hải quan sẽ dựa trên hình ảnh phân tích từ máy soi để quyết định hàng hóa có đủ điều kiện thông quan hay không.
Nếu máy soi phát hiện dấu hiệu vi phạm, lô hàng sẽ chuyển sang kiểm hóa thủ công để kiểm tra chi tiết. Khi đó, doanh nghiệp phải trải qua quy trình kiểm tra hai lần, gây tốn kém cả thời gian lẫn chi phí.
5. Các bước tiến hành kiểm hóa luồng đỏ
Quy trình kiểm hóa luồng đỏ hải quan thường được tiến hành theo các bước sau:
Kiểm tra thông tin hàng hóa và mã HS
- Xác minh tên hàng và mã số HS xem có khớp với hồ sơ khai báo và quy định mã HS hiện hành hay không.
Kiểm tra số lượng và khối lượng hàng hóa
- Trong trường hợp máy soi không xác định được chính xác số lượng hoặc khối lượng hàng, cơ quan Hải quan sẽ dựa vào kết quả giám định của thương nhân hoặc đơn vị giám định độc lập để thực hiện kiểm hóa.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa
- Lấy mẫu hàng hoặc sử dụng tài liệu như catalog sản phẩm để đánh giá chất lượng. Nếu hai bên không thống nhất về kết quả, doanh nghiệp có thể thực hiện khiếu nại theo đúng quy định pháp luật.
Kiểm tra giấy phép xuất nhập khẩu
- Xác minh rằng lô hàng thuộc danh mục được phép nhập khẩu và có đầy đủ giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra xuất xứ và thuế suất
- Đối chiếu thông tin về xuất xứ hàng hóa và thuế suất để đảm bảo lô hàng đáp ứng đúng các yêu cầu pháp lý.
Trường hợp hàng tạm nhập tái xuất hoặc tái xuất tạm nhập
- Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về số lượng, xuất xứ, chủng loại và hình ảnh nguyên trạng của lô hàng.
6. Lưu ý quan trọng khi thực hiện kiểm hóa luồng đỏ hải quan
Để quy trình kiểm hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:
Chuẩn bị sẵn hàng hóa
- Nên hạ container và cử nhân viên tới cảng trước khi cơ quan Hải quan đến làm việc.
Nắm rõ thông tin chi tiết về hàng hóa
- Bao gồm số lượng, chủng loại, khối lượng, loại kiện hàng… để có thể giải trình nhanh chóng với cơ quan Hải quan.
Đảm bảo tem nhãn đầy đủ
- Hàng hóa cần có đầy đủ tem nhãn theo quy định. Thiếu tem nhãn có thể dẫn đến việc bị xử phạt hành chính, yêu cầu tái xuất hoặc nhắc nhở, tùy mức độ vi phạm.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
- Mang theo chì, băng keo… để niêm phong container ngay sau khi hoàn tất kiểm hóa.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về “Luồng đỏ Hải Quan và cách xử lý khi hàng hoá của bạn bị phân luồng đỏ”. Nếu bạn là doanh nghiệp hoặc cá nhân mới kinh doanh buôn bán, việc hiểu rõ quy trình phân luồng hải quan có thể sẽ là một thách thức lớn. Nếu có thắc mắc và cần giúp đỡ giảm thiểu tình trạng luồng đỏ hải quan, liên hệ với Công ty TNHH Kết Nối Thương Mại VNG bạn nhé!