IATA là gì và có vai trò như thế nào trong vận tải hàng không?

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) là tổ chức thương mại toàn cầu của ngành hàng không quốc tế. Được thành lập vào năm 1945 với 57 thành viên ban đầu, đến nay IATA đại diện cho khoảng 290 hãng hàng không trên toàn thế giới, trải rộng khắp 120 quốc gia. Hãy cùng Công ty TNHH Kết Nối Thương Mại VNG khám phá IATA là gì và tầm quan trọng của hiệp hội này qua bài viết sau đây bạn nhé!

IATA - International Air Transport Association

IATA (International Air Transport Association - Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế)

1. IATA là gì?

IATA (International Air Transport Association - Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế) được thành lập vào ngày 19/4/1945 tại Havana, Cuba, như là tổ chức kế nhiệm của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế (International Air Traffic Association). Đây là cơ quan chính thúc đẩy sự hợp tác giữa các hãng hàng không, góp phần vào việc phát triển các dịch vụ hàng không an toàn, tin cậy, bảo mật và tiết kiệm.

Ban đầu, IATA có 57 thành viên đến từ 31 quốc gia, chủ yếu ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Hiện nay, IATA có khoảng 290 thành viên trên toàn thế giới và duy trì hơn 50 văn phòng tại gần 120 quốc gia. IATA cũng là thành viên của ATAG (Nhóm Hành động Vận tải Hàng không).

Mục tiêu chính của IATA là hỗ trợ các hãng hàng không cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả. Để tính toán giá cước vận tải, IATA chia thế giới thành ba khu vực:

  • Nam, Trung và Bắc Mỹ
  • Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi
  • Châu Á, Úc, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương

IATA còn ấn định mã sân bay gồm ba chữ cái và mã chỉ định hãng hàng không gồm hai chữ cái, được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Bên cạnh đó, ICAO cũng quy định mã sân bay và hãng hàng không. IATA cũng xác định mã cho các hệ thống đường ray, đường bay và mã nhà ga xe lửa, cũng như mã cho các chuyến bay bị trễ.

IATA có ý nghĩa quan trọng trong ngành vận tải hàng không quốc tế

IATA có ý nghĩa quan trọng trong ngành vận tải hàng không quốc tế

2. Ý nghĩa của IATA trong vận tải hàng không quốc tế

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) có 6 ý nghĩa chính như sau:

  • Thúc đẩy sự phát triển an toàn và thường xuyên của vận chuyển hàng không vì lợi ích của toàn nhân loại trên thế giới.
  • Khuyến khích phát triển thương mại qua hàng không.
  • Phối hợp các hành động trong dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường hàng không giữa các đơn vị hàng không, cả trực tiếp và gián tiếp.
  • Nghiên cứu và hợp tác với ICAO và các tổ chức khác để thống nhất các quy định quốc tế về luật lệ và tập quán hàng không.
  • IATA hoạt động trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật, pháp lý và tài chính của vận tải đường hàng không, đặc biệt là điều chỉnh cơ cấu giá vé và giá cước cho tất cả các hội viên.
  • IATA có trụ sở tại Montreal, Canada để giải quyết các vấn đề phát sinh tại Châu Mỹ và tại Geneva, Thụy Sĩ để giải quyết các vấn đề ở Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông. Ngoài ra, IATA còn có một văn phòng tại Singapore để giám sát hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương và Châu Á.

IATA đại diện, phục vụ và lãnh đạo ngành hàng không trên toàn cầu

IATA đại diện, phục vụ và lãnh đạo ngành hàng không trên toàn cầu

3. Trách nhiệm của IATA trong vận chuyển hàng không quốc tế

IATA thực hiện các trọng trách quan trọng như sau:

  • IATA đại diện, phục vụ và lãnh đạo ngành hàng không trên toàn cầu.
  • Cải thiện sự hiểu biết của các nhà ra quyết định về ngành vận tải hàng không.
  • Tăng cường nhận thức về những lợi ích mà ngành hàng không mang lại cho nền công nghiệp toàn cầu và các quốc gia.
  • Thách thức các nguyên tắc và nhiệm vụ không phù hợp trong ngành, yêu cầu các chính phủ điều chỉnh lại các quy định để phù hợp với thực tế.
  • Hỗ trợ các đơn vị hàng không phát triển bằng cách đơn giản hóa các quy trình, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động trong ngành.
  • Là tổ chức phục vụ ngành công nghiệp hàng không: IATA giúp các đơn vị hàng không khởi động và vận hành an toàn, mang lại lợi nhuận theo các nguyên tắc đã được xác định rõ ràng.
  • Cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm người giữ tiền và quản lý các khoản đặt cọc cho các ngành công nghiệp, cùng với các sản phẩm và dịch vụ chuyên môn.
  • IATA hướng tới việc cung cấp dịch vụ hiệu quả, an toàn và nhanh chóng cho cả hành khách và các công ty hàng không, đặc biệt trong việc cải thiện tốc độ, an toàn và năng suất. IATA cũng kiểm tra các chính sách về giá vé, phí dịch vụ và hoa hồng của các công ty.
  • Ngoài ra, IATA còn hoạt động thông qua chương trình thành viên, với các cuộc hội thảo và cuộc họp định kỳ để giải quyết các vấn đề quốc gia.

IATA đại diện, phục vụ và lãnh đạo ngành hàng không trên toàn cầu

IATA giúp xác định các tiêu chuẩn của vận chuyển hàng không

4. Vai trò của IATA trong ngành hàng không trên toàn cầu

IATA thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như sau:

  • Xác định các tiêu chuẩn của vận chuyển hàng không.
  • Tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng giữa các công ty hàng không trên thế giới.
  • Chỉ định các thủ tục khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
  • Đặt ra các tiêu chuẩn về thiết kế và quản lý thiết bị đầu cuối.
  • Tham gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa các thiết bị sử dụng trong ngành hàng không.
  • Đơn giản hóa các hoạt động kinh doanh và xây dựng mối quan hệ trong ngành hàng không trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, IATA còn đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy sự bền vững của ngành hàng không, với các sáng kiến về tính bền vững trong vận chuyển hàng hóa nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội và kinh tế.

Trở thành thành viên của hiệp hội IATA là điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn

Trở thành thành viên của hiệp hội IATA là điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn

5. Ý nghĩa của việc trở thành thành viên của hiệp hội IATA

IATA có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn trong ngành hàng không. Phần lớn các công ty uy tín và chuyên nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, đều là thành viên của IATA. Điều này thể hiện cam kết của họ trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và tuân thủ các tiêu chuẩn hàng đầu trong ngành.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty chuyển phát nhanh hàng hóa bằng đường hàng không, bạn nên lựa chọn các hãng là thành viên của IATA. Đây chính là giải pháp đáng tin cậy, đảm bảo an toàn và chất lượng.

IATA sẽ có những quy định riêng về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

IATA sẽ có những quy định riêng về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

6. Quy định của IATA về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm qua đường hàng không là một công việc phức tạp, đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của IATA. Để vận chuyển hàng nguy hiểm, cần phải có chứng chỉ DG (Dangerous Goods) do IATA cấp.

Danh mục các loại hàng hóa thuộc loại nguy hiểm

  • Chất ăn mòn: Ví dụ: Axit, kiềm.
  • Chất độc: Bao gồm các hóa chất có độc tính cao.
  • Chất rắn/lỏng dễ cháy: Như dung môi, cồn, xăng dầu.
  • Chất truyền nhiễm, chất nổ: Gây nguy cơ cao về sức khỏe và an toàn.
  • Khí gas: Khí nén, khí hóa lỏng.
  • Khí oxy: Bình khí nén oxy.
  • Một số vật liệu khác: Đá khô, động cơ, amiang, vật liệu từ tính, vật liệu phóng xạ, vật liệu bị oxy hóa, nước oxy già hữu cơ, pin rời.

Quy định đóng gói hàng hóa nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, hàng hóa nguy hiểm phải được đóng gói đúng quy cách và tuân thủ theo các quy định của IATA DGR (Dangerous Goods Regulations):

  • Tiêu chuẩn đóng gói: Hàng hóa phải được bao gói đúng số lượng và chất liệu theo quy định.
  • Chất lỏng và khí: Hàng hóa nguy hiểm dạng lỏng không được phép đóng gói vượt quá 9/10 dung tích bình chứa để tránh nguy cơ rò rỉ do thay đổi độ cao, nhiệt độ hoặc áp suất trong quá trình vận chuyển.

Yêu cầu từ các hãng hàng không về việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm

  • Các hãng bay có quyền yêu cầu người gửi cung cấp giấy chứng nhận chuyên môn từ cơ quan có thẩm quyền xác nhận rằng kiện hàng đã được đóng gói đúng yêu cầu.
  • Những kiện hàng không đảm bảo chắc chắn hoặc có dấu hiệu rò rỉ sẽ bị từ chối vận chuyển. Người gửi phải đóng gói lại kiện hàng sao cho đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn và quy định của IATA trước khi được chấp nhận.

Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong suốt quá trình vận chuyển.

Qua thông tin nói trên, bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu được IATA là gì rồi đúng không nào? Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. Hãy ghé ngay nền tảng GTC PLATFORM là nơi kết nối các Công ty Xuất Khẩu, Nhập khẩu; các Công ty vận chuyển, dịch vụ logistics khác; các chủ nhà xưởng - kho bãi và thiết bị. Là một hệ sinh thái khép kín về lĩnh vực XNK và Logistics trên toàn cầu.



 


Tin liên quan